Tin mới cập nhật

Tin mới cập nhật

Tin mới cập nhật

Tin mới cập nhật

Tin mới cập nhật
Hà Nội triển khai tín dụng chính sách xã hội đến năm 2020

Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH các cấp chủ động tham mưu cấp ủy, HĐND, UBND các cấp quan tâm bố trí chuyển bổ sung nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH cho vay đáp ứng nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.

Tiếp tục chỉ đạo tổ chức triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Quan tâm triển khai thực hiện công tác kiểm tra giám sát, chấn chỉnh, ngăn ngừa những tồn tại, hạn chế, chỉ đạo giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai tại cơ sở, kịp thời tham mưu, kiến nghị các cấp, các ngành điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách phù hợp tình hình thực tế địa phương.
Tiếp tục kiện toàn, bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã vào Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1423/VPCP-KTTH ngày 02/3/2015.
Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ban, ngành liên quan chủ động tham mưu UBND TP tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan trên địa bàn Hà Nội, đảm bảo kịp thời, chất lượng và hiệu quả.
Tham mưu UBND TP bố trí ngân sách chuyển bổ sung nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, chủ động đề xuất giải pháp tiếp tục hỗ trợ, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của NHCSXH.
UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục quan tâm bổ trí nguồn vốn ngân sách hàng năm bổ sung nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH cho vay, đáp ứng nhu cầu vay của hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, TP đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Phối hợp NHCSXH thực hiện lồng ghép hiệu quả các chương trĩnh khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và các hoạt động của các Hội, đoàn thể với hoạt động tín dụng chính sách, giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả, thoát nghèo bền vững.
Các Hội, đoàn thể nhận ủy thác thực hiện nghiêm túc, đầy đủ những nội dung công việc được ủy thác, bảo đảm việc cho vay đúng đối tượng, đúng chính sách, tuân thủ đúng quy định pháp luật, NHCSXH và TP. Đồng thời, tiếp tục phối hợp NHCSXH củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động của các Tổ Tiết kiệm và Vay vốn, chất lượng hoạt động của các Điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn.

10 điều khiến giá trị của ngôi nhà bị giảm sút

Dưới đây là 10 mối đe dọa có thể làm giảm giá trị của ngôi nhà theo liệt kê của BI:

1. Thiệt hại do lún sụt nền
Địa chất của khu vực có vấn đề, hệ thống thoát nước của địa phương hoạt động không tốt… khiến nhà bạn bỗng dưng rơi vào khu ngập nước trong những dịp triều cường hay mưa lớn… Điều này khiến rất nhiều người phải bán nhà với giá giảm đi 30% so với mức giá ban đầu.

2. Bãi rác và các cột điện
Giá trị của ngôi nhà có thể giảm 5,5 – 7,3% do mùi hôi thối của những bãi rác xung quanh. Tương tự, giá trị có thể giảm 3 – 7% nếu cách nhà máy điện khoảng 3 – 4km hoặc gần các cột điện lớn, trạm biến áp.

Bãi rác ở gần sẽ làm giảm giá trị ngôi nhà (Ảnh:pressherald)

3. Biển quảng cáo
Giá những ngôi nhà nằm cách biển quảng cáo khoảng 150m thường thấp hơn những ngôi nhà tương tự nhưng ở xa biển quảng cáo hơn.

4. Những người hàng xóm ồn ào
Những người hàng xóm ồn ào, thường xuyên nhậu nhẹt, đánh chửi nhau có thể khiến những người mua nhà mới ngần ngại vì không họ không muốn ở gần những người lộn xộn. Do đó, giá trị của những ngôi nhà này có thể bị giảm 5-10%.

5. Nhà hàng xóm bẩn thỉu
Những người mua nhà có xu hướng hạ thấp giá trị ngôi nhà của bạn nếu ngôi nhà bên cạnh nhà bạn trông tồi tàn. Những mảng tường sơn tróc vỡ, một bãi cỏ mọc tùm lum, ngôi nhà hàng xóm như ổ chuột có thể khiến giá bán ngôi nhà của bạn giảm đi 5-10%.

Nhà hàng xóm tồi tàn cũng làm giảm giá trị ngôi nhà của bạn (Ảnh: Barcroft India)

6. Trường học tồi
Những người mua nhà rất ưu tiên đến chất lượng trường học xung quanh khi chọn mua. Nếu là trường học tốt và uy tín, các khu phố gần trường luôn được hưởng lợi, những ngôi nhà gần đó sẽ được cộng thêm giá trị. Ngược lại, những ngôi nhà gần một trường học tồi thường bị giảm giá trị tài sản.

7. Nhà bị tịch thu
Ngôi nhà của bạn có thể sẽ bị giảm giá trị nếu ở gần ngôi nhà bị tịch thu. Tại Mỹ, một ngôi nhà bị tịch thu có thể khiến những ngôi nhà xung quanh bị giảm giá tới 7.200 USD. Cũng theo một nghiên cứu tại Mỹ, những ngôi nhà cách ngôi nhà bị tịch thu trong phạm vi 100m thường bị giảm 1,3% giá trị và cách trong phạm vi 100 – 200m bị giảm 0,6% giá trị.

8. Những cải tạo nhất định
Địa điểm có vai trò to lớn để quyết định giá trị ngôi nhà của bạn. Các ngôi nhà cùng diện tích, trong cùng một khu vực thường có giá bán ngang nhau (dao động khoảng 20%) dù nhà có nâng cấp thêm hồ bơi, bếp ngoài trời hay tiểu cảnh.

Bạn chi 200 triệu cho các dịch vụ phụ trợ không có nghĩa là bạn sẽ bán được nhà nhiều hơn 200 triệu, thậm chí còn có thể khiến nhà ít hấp dẫn với người mua tiềm năng. Ví dụ, trang trí tiểu cảnh chưa hẳn đã tăng giá trị ngôi nhà vì người mua không muốn mất thêm tiền bạc và công sức để chăm sóc chúng.

9. Màu sắc bất thường
Người mua thường chú ý đến màu sắc của ngôi nhà đầu tiên. Nếu màu sắc quá nổi bật trong khu phố, giá nhà có thể bị dìm xuống. Màu sắc nội thất cũng vậy. Phòng khách màu hồng có thể không thu hút được người mua nhà vì họ nghĩ khó trang trí.

10. Ô nhiễm tiếng ồn
Nếu nhà bạn ở gần đường cao tốc, đường ray, sân bay, tiếng ồn liên tục từ xe cộ có thể làm bạn mất tập trung, do đó làm giảm giá trị của ngôi nhà khi muốn bán lại.

Dự án được miễn phép xây dựng có

Ngoài ra, đối với các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Điểm k, Khoản 2, Điều 89 nêu trên có phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất là đất ở trước khi xây dựng không?

Hiện nay, đơn cử như trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có một số khu vực nằm trong phạm vi quy hoạch chung đô thị được duyệt và đã được lập và phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 nhưng thực tế là khu vực nông thôn. Vậy việc xây dựng nhà ở riêng lẻ tại khu vực này có được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của Luật không? Nếu yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đây thì có trái với quy định của Luật tại Điểm k, Khoản 2, Điều 89 không?

Đối với dự án có quy mô nhỏ hơn 5ha không thuộc khu chức năng đặc thù (thuộc khu vực nông thôn) không phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng như nhà xưởng, trạm kinh doanh xăng dầu, kho, trang trại chăn nuôi… theo quy định của Luật Xây dựng được miễn cấp giấy phép xây dựng thì Nhà nước quản lý và kiểm soát đối với những trường hợp này như thế nào?

Về vấn đề này, theo Bộ Xây dựng, đối với các công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Điểm k, Khoản 2, Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, thì theo quy định tại Điều 164 của Luật, UBND các cấp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng và chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý được phân công.

Đất xây dựng công trình này phải phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

Công trình xây dựng ở khu vực đã có quy hoạch chung đô thị và quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được duyệt thì không phải là đối tượng miễn giấy phép xây dựng quy định tại Điểm k Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng. Việc cấp giấy phép xây dựng có thể căn cứ theo quy định tại Điều 94 của Luật này.

Bộ Xây dựng cho biết, các công trình xây dựng của dự án thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Điểm k, Khoản 2, Điều 89 Luật Xây dựng, tuy nhiên khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành được phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Trách nhiệm quản lý Nhà nước của UBND các cấp trong quản lý hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 164 Luật Xây dựng.

Công khai 88 công trình nhà cao tầng Hà Nội vi phạm PCCC

Hà Nội tiếp tục công khai danh sách 88 cơ sở, công trình nhà cao tầng tồn tại vi phạm về phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên địa bàn.

Cảnh sát PCCC Thành phố Hà Nội vừa rà soát, kiểm tra các cơ sở, công trình nhà cao tầng vi phạm các quy định về PCCC trong quá trình hoạt động, và tiếp tục công khai danh sách đợt 3 gồm 88 công trình nhà cao tầng vi phạm về PCCC. Trong số này có tới 74 công trình chung cư cao tầng, 8 trụ sở làm việc, 3 cơ sở y tế, 2 cơ sở giáo dục và 1 khách sạn vi phạm PCCC.

Đáng chú ý, trong bảng danh sách này các “ông lớn” trong lĩnh vực BĐS tiếp tục bị nêu tên với một loạt công trình tồn tại, vi phạm PCCC như: Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tiếp tục có 19 công trình chung cư cao tầng vi phạm về PCCC được cơ quan cảnh sát PCCC công khai gồm: Tòa nhà OCT1-ĐN1, Tòa nhà OCT2-ĐN3, Tòa nhà OCT-ĐN1, Tòa nhà CT2 tại Khu đô thị Linh Đàm (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai); Loạt các tòa nhà Nơ 2,3,4,5,6,7,8,9,18,19,20,21,22,23 tại Khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai); Tòa nhà Nơ 1A,B tại Khu đô thị Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai).với hàng loạt tòa nhà chung cư cao tầng vi phạm.
Tòa nhà 27 Huỳnh Thúc Kháng của Công ty CP ĐT và QL BĐS UDIC tại số 27 Huỳnh Thúc Kháng (phường Láng Hạ, quận Đống Đa) cũng nằm trong danh sách công trình vi phạm PCCC đợt này.
Thêm khu nhà ở cao tầng CT2 – Green Star tại Khu đô thị thành phố giao lưu của Tập đoàn Geleximco tiếp tục bị nêu tên vi phạm PCCC.
Danh sách 88 cơ sở, công trình nhà cao tầng tồn tại vi phạm về PCCC (đợt 3):

Trong danh sách có các “ông lớn” BĐS chưa khắc phục xong lại tiếp tục vi phạm PCCC.
Tại Hội nghị giao ban trực tuyến các quận huyện diễn ra ngày 10/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, hiện nay đối với các chủ đầu tư công trình có vi phạm hoặc chưa khắc phục xong vi phạm về PCCC, Thành phố kiên quyết không cấp phép dự án mới cho đến khi khắc phục xong.

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội cho rằng, đây là một giải pháp mạnh và chắc chắn sẽ tác động đến quá trình, tiến độ khắc phục sai phạm về PCCC của các chủ đầu tư.

Hàng loạt 'ông lớn' bất động sản vào danh sách đen nợ thuế hàng trăm tỷ

Cục Thuế TP Hà Nội vừa công khai danh sách 191 đơn vị nợ thuế, phí và các khoản thu liên quan đến đất tháng 4/2019, với số nợ hơn 3.382 tỷ đồng.

Theo danh sách công khai các doanh nghiệp nợ thuế, phí mà Cục thuế Hà Nội vừa công bố, có 183 doanh nghiệp nợ trên 2.586 tỷ đồng thuế, phí; 5 doanh nghiệp nợ hơn 251 tỷ đồng tiền thuê đất và 3 chủ dự án nợ tiền sử dụng đất tổng nợ trên 544 tỷ đồng. Trong đó có nhiểu ‘ông lớn’ bất động sản như Công ty CP Đầu tư và phát triển Lũng Lô, Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long, Công ty CP Lilama Hà Nội…

Cụ thể, có 71 doanh nghiệp nợ gần 24,2 tỷ đồng thuế, phí được công khai lần đầu (số liệu nợ tại kỳ khóa sổ ngày 28/2/2019).

Trong đó, đứng đầu danh sách nợ thuế, phí là Công ty cổ phần Đầu tư - Xây dựng TDC Hà Nội nợ hơn 2,8 tỷ đồng. Tiếp đến là Công ty CP Thuốc Thú y Trung ương 1 nợ trên 2.2 tỷ đồng; Công ty CP Xây dựng và Phát triển Nông thôn nợ hơn 1,7 tỷ đồng; Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Đầu tư và Thương mại Toàn Phát nợ hơn 1,4 tỷ đồng; Công ty CP Thi công cơ giới Hanhud nợ hơn 1,2 tỷ đồng…

Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long “chây ỳ” nợ hơn 360,5 tỷ đồng tiền thuế, phí (tính đến ngày 28/2/2019).

Danh sách cũng công khai 2 doanh nghiệp nợ hơn 245,5 tỷ đồng tiền thuê đất đăng công khai lần đầu (tính đến ngày 28/2/2019) là: Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng số 4 - Vạn Xuân nợ hơn 219,2 tỷ đồng và Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 68 với số nợ hơn 26,3 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/3/2019, có 3 đơn vị nợ hơn 544,8 tỷ đồng tiền sử dụng đất là Công ty CP Đầu tư và phát triển Lũng Lô với số nợ là 325,7 tỷ đồng; Công ty CP Quốc tế CT Việt Nam nợ gần 130 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư và XNK Mỹ Sơn nợ hơn 89,2 tỷ đồng.

Theo Cục Thuế TP Hà Nội có 112 doanh nghiệp nợ hơn 2.562 tỷ đồng thuế, phí đến nay vẫn “chây ỳ” chưa nộp hết dù đã công khai nhiều lần, nhiều năm. Trong đó, đứng đầu danh sách là Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long với số nợ tính đến ngày 28/2/2019 là hơn 360,5 tỷ đồng. Tiếp đến là Công ty CP Lilama Hà Nội nợ trên 118 tỷ đồng; Công ty CP Xuất nhập khẩu Tạp Phẩm nợ 91,5 tỷ đồng; Công ty CP Tập đoàn Điện tử Công nghiệp Việt Nam nợ hơn 83 tỷ đồng…..

Từ đầu năm đến nay Cục Thuế Hà Nội đã thực hiện công khai 4 đợt danh sách đơn vị nợ thuế, phí và các khoản thu liên quan đến đất. Kết quả sau khi đăng công khai, đã có 56 DN và dự án nộp hơn 8,7 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước.

Đội ngũ kinh doanh
Mr Thanh
Trưởng phòng
0945 518 538
Mr ĐOÀN
Giám đốc
0906 308 380